Xin chào các bạn có niêm đam mê với bộ môn thủy sinh, cá cảnh, như đã nói trước đó, mình xin phép được “khoe” về dàn cứng của mình cũng như chia sẻ phương pháp build thế nào hiệu quả với hồ > 70lit, cách này y như bạn build một bộ máy PC vậy. Sau đây sẽ là các phần mình đã xây dựng hệ thống lọc của bể thủy sinh, cá cảnh chi tiết.

Bộ tủ

Việc đầu tiên nhĩ nhiên là phải thiết kế một cái tủ phù hợp với nhu cầu của mình rồi. Một cái tủ hồ có 3 kiểu:
  • Kiểu khung sắt
  • Kiểu full gỗ
  • Kiểu vừa gỗ vừa sắt
Và nếu có đủ điều kiện,bạn nên lựa chọn kiểu thứ 3,vừa chất lượng,vừa bền và chắc chắn. Chọn xong thì đến phần chọn kích thước tủ, mình chỉ cần lưu ý những điều như sau:
  • Chiều dài tủ thì không phải nói đến,nó sẽ bằng chiều dài hồ,hoặc tùy theo bạn thiết kế cho dài thêm gì đó,ví dụ như khoản để điện đóm đồ,hoặc một khoản dể trưng nhưng chậu cây sen đá,hồ cá nano….
  • Chiều rộng tủ mình khuyên bạn nên cho sâu hơn chiều rộng hồ khoản 5-10cm, phần dư này sẽ cho ra sau hồ, việc này sẽ có ích rất rất nhiều vấn đề đó.
  • Chiều cao bạn nên xem xét thật kĩ, đối với tủ gỗ nên trừ hao trên dươí để có thể nhét ổn bình co2 hoặc thùng lọc, thông thường là cao 70, nếu dùng bình co2 9kg thì nên cao 80-85.

bộ lọc hồ thủy sinh, cá cảnh

Chọn thùng lọc

Một là lọc chế pvc, hai là lọc thùng thủy sinh chính hãng, chỉ vậy thôi:
  • Lọc có hình dạng và thiết kế kiểu thông dụng nhé, hình tròn trụ , in dưới đít, out trên đầu
  • Nếu chọn lọc pvc thì nên chọn chổ làm thật uy tín, một khi làm chắc chắn thì xài vô tư nên anh em yên tâm,mình đang dùng 3 năm rồi vẫn khá ổn.
  • Lọc bắt buộc phải có 2 tấm lưới chắn đáy và chắn trên đỉnh lọc mục đích cho thoáng dòng.
  • Lọc không nhất thiết phải có khóa ,nhưng có càng tốt thôi
  • Hãy nên sắm cho tất cả các đường ống của bạn 1 cục double tap để tiện cho việc khóa và tháo ống.
  • Luôn sử in out của lọc là fi16
  • Chỉ dùng lọc có fi168 trở lên,không dùng dưới fi168
  • Bạn có thể dùng pvc và về sau đủ điều kiện update lên lọc inox khá dễ dàng
  • Khi bắt nối tiếp thùng, out của thùng này phải vào in của thùng kia, nước đi từ dưới lên thùng này rồi xuống đáy thùng kia lên lại, và cứ lần lượt như vậy , tuyệt đối không được bắt sai quy cách.

Lọc thùng chế hồ thủy sinh

Công thức chọn kích thước lọc hợp lý

Bước 1. Tính ra số lít hồ cá: (dài x rộng x cao) : 1000. Ví dụ: hồ 60x40x40 (cm) thì (60x40x40):1000 =96 (lít)
Bước 2. Tính thể thích thùng lọc: (3.14 x bán kính lọc x bán kính lọc x chiều cao lọc ): 1000. Lưu ý: fi168 có nghĩa là 16.8 => bán kính là 16.8 : 2 = 8.4. Ví dụ fi220 cao 50 (3.14 x 11 x 11 x 50) : 1000 = 18,997 lít ( làm tròn luôn là 19 lít). Sau đó cộng tất cả số lit của các thùng lại với nhau,nếu chỉ dùng 1 thùng thì không cần
Bước 3. dùng thể tích hồ “chia” thể tích thùng lọc:
  • Nếu dưới 4 : nước uống được luôn rồi
  • Nếu xấp xĩ bằng 4~5 : cực kì hiệu quả
  • Nếu xấp xĩ bằng 5-7: hiệu quả
  • Nếu xấp xĩ bằng 7-8: vừa đủ
  • Nếu trên 8: nên tăng thêm thể tich lọc nhé chứ chơi vậy hơi cực về sau.
Ví dụ: hồ 60x40x40 dùng thùng fi220 cao 50. 96lit : 19 lit = 5.05 ( hiệu quả cao)
Nếu bà con có thể đầu tư cho tỉ lệ này ở mức 4~5 thì thật sự tuyệt cmn vời,chơi khá sướng, mượt, không lag nhé, khỏe re luôn.

Chọn vật liệu lọc

  • Bông chỉ nên dùng loại bông trắng thông dụng, loại rẻ tiền, xài xong bỏ,thay mới luôn nha quý vị.
  • Vật liệu lọc cứng thì tùy anh em muốn chọn gì cũng được, matrix, substrat pro, hoặc chỉ cần full nham thạch trắng thần thánh là đủ. Khuyến cáo không nên chơi sứ tròn sứ đỏ gì đó các kiểu.
  • Nếu chỉ chơi 1 thùng: 1/3 thùng là bông và cho xuống dưới đáy hết ,còn lại là vll cứng phía trên.nên dùng lưới vải bọc lại đặc biệt là những loại vll lâu chìm,sẽ gây air lọc.
  • Nếu chơi 2 thùng trở lên: thùng đầu tiên full bông,các thùng còn lại full vll cứng.

Chọn máy bơm

  • Máy bơm chắc chắn phải là bơm cạn nhé.
  • Máy sử dụng điện 12/24v càng tốt,tốt về độ an toàn,nhưng không có cũng được,không sao.
  • Máy nên có chỉnh level dòng chảy bơm,không có cũng không sao
  • Bơm nên có đầu ra lẫn đầu vào là fi16 trở lên.
  • Có thể gắn,treo máy bơm bất cứ nơi đâu,miễn không cao hơn cái hồ là được,không được gắn lên thùng lọc nhé.
  • Nếu hồ dưới 150l thì dùng 1 bơm 1 dòng là đủ,nhưng nếu trên 150 thì nên dùng 2 bơm có 2 dòng . nhưng nói gì nói,với mọi kích thước,2 vẫn hơn 1 nhé.
  • Tuyệt đối không lắp nối tiếp nhau, việc bắt nối tiếp 2 bơm với nhau là hoàn toàn vô nghĩa, giống như đạp xe đạp đôi vậy, 2 người đạp chung 1 tốc độ thì ổn,nhưng nếu 1 người đạp nhanh và 1 người đạp chậm thì chắc chắn sẽ có 1 thằng quạo.
  • Cách tính lưu lượng bơm phù hợp với hồ theo cách của mình: là dùng “số lít hồ bạn” x 10~12 = số lít/h . nhưng cũng tùy vào hình dáng hồ,bố cục thế nào nữa,bạn nên mua loại bơm có điều chỉnh tốc và chọn lưu lượng lớn,việc này sẽ giúp cho bạn dễ dàng điều chỉnh phù hợp hồ của mình.

Trộn co2

  • Chọn trộn chữ T mufan fi16 ,nếu 1 bơm thì mua 1 cái,2 bơm thì mua 2 cái
  • Lấy cục sủi bên trong trộn chữ T ra,khoan 1 lỗ thật to xong lắp vào lại, hoặc bạn có thể tháo nó ra hẳn và lắp 1 vòng ron cao su khác vào cũng được.
  • Lắp nó ngay đầu hút của bơm,khi mở co2, khí co2 sẽ chạy thằng vào bơm,động cơ cánh quạt bơm sẽ đánh nát co2 rôi cho ra ngoài đầu out ra thẳng hồ.
  • mình không sử dụng nó như đúng mục đích của nó, mình chọn nó chủ yếu vì tính thẫm mĩ thôi, nếu bạn thấy loại nào tương tự vậy thì dùng nhé.

Lắp ráp

Đối với 1 thùng : in từ hồ > bắt xuống in lọc ( vòi dưới đáy lọc),rồi từ out lọc( vòi trên nắp lọc) ra > chữ T à đầu hút bơm,rồi ra đầu thổi bơm > out ra hồ. Đối với nhiều thùng: in từ hồ > bắt xuống in lọc 1,rồi từ out lọc 1 ra > bắt xuống in lọc 2,rồi từ out lọc 2 ra > bắt xuống in lọc (N lần), rồi từ out lọc (N lần) ra > chữ T à đầu hút bơm,rồi ra đầu thổi bơm > out ra hồ.

Hình ảnh phần cứng sau khi thực hiện.

Tủ hồ

Mình chọn kích thước tủ là 1m5x60x85 ,chừa 5cm phía sau cho hồ 1m5x55x55.

Bơm

  • Hồ này nhỉ nhiên phải dùng 2 bơm: 1 bơm Jebao DCQ 3500 và 1 bơm Jebao DCQ 5000
  • Mình chọn bơm này vì bơm này chứa nhiều công nghệ hay, thiết kế cánh quạt khá lạ nên lúc chạy cực kì êm ru luôn
  • Có tính năng tự động ngắt khi bị kín nước, hay không có nước, air lọc, hay trục trặc gì đó làm dòng chảy có vấn đề.
  • Có điều khiểu màn hình led,chỉnh được level dòng chảy và cho biết thông tin tốc độ lưu lượng. cái này khá là hay nha, giống như khi bạn chình level ở mức 40 sẽ cho ra thông tin lưu lượng là p11, một thời gian sau vẫn ở level 40 nhưng thông tin lưu lượng giảm còn p10, vậy là có dòng chảy gặp vấn đề ,bi cản lại Là đã đến lúc bạn nên vệ sinh lọc rồi đó. và nó còn giúp bạn nhiều vấn đề khác nữa
  • Mua bơm này mà toàn chỉnh ở mức level 35-40/100. Mà nó bắn y như con bơm atman 306s vậy đó,mở max chắc banh nóc luôn.

Bơm hồ thủy sinh, cá cảnh

Thùng lọc

Mình dùng tận 6 thùng lọc gồm :
  • 3 thùng pvc fi220 cao 50 ( vẫn đang cố gắng update cho nó thành inox là đẹp len ken cả bộ).
  • 1 thùng inox fi220 cao 40.
  • 1 thùng inox fi168 cao 50.
  • 1thùng inox fi168 cao 30.

Lọc thùng chế hồ thủy sinh

Tổng thể tích lọc là khoản 90lit, vậy thể tích hồ 450lit chia cho thể tích lọc 90lit = 5 ( số quá xá đẹp luôn nhỉ ae kaka)

Vât liệu lọc

  • 2 thùng fi220 cao 50 full bông lọc( tổng cộng là 9 miếng bông cho mỗi thùng).
  • 4 thùng còn lại là full nham thạch trắng hết.

Lắp ráp

  • Dòng 1, để ở mức p11: In từ hồ > lọc pvc fi220 cao 50 full bông > lọc pvc fi220 cao 50 full nham thạch trắng > lọc inox fi220 cao 40 > chữ T à Jebao DCQ 5000 > out hồ.
  • Dòng 2,để mức p11: In từ hồ > lọc pvc fi220 cao 50 full bông > lọc inox fi168 cao 30 full nham thạch trắng > lọc inox fi168 cao 50 > chữ T > Jebao DCQ 5000 > out hồ
  • Co2 2 vòi,mỗi vòi để 4g/1s.

hệ thống lọc hồ thủy sinh

Vệ sinh

  • Thùng 1 full bông: cứ 5 tháng 1 lần.
  • Thùng 2 : 7-8 tháng 1 lần.
  • Thùng 3 (và các thùng khác trở lên nếu có) : 9-10 tháng 1 lần.
  • Máy bơm: 1~1,5 năm một lần (việc lấy máy bơm ra và vệ sinh cực kì dễ dàng,nhưng qua mấy cái thùng như vậy dù 1 năm nó vẫn rất sạch sẽ ấy).

bình co2 thủy sinh

Chúc mọi người thành công khi xây dựng phần cứng cho bể thủy sinh của mình.
Nguồn: Hùng Trần