Chắc hẳn những bố cục đá cheo leo, hiểm trở đã không còn quá xa lạ với nhiều người yêu thủy sinh. Có nhiều cách để ghép những khối đá lạ với nhau trong bể thủy sinh. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu về đá tiger thì hãy tham khảo bố cục bể thủy sinh đá tiger ấn tượng.

Những thông tin về đá tiger

Đá tiger loại đá được nhập khẩu từ Trung Quốc, chính vì vậy mà để sở hữu loại đá này bạn sẽ phải mất gấp 4- 5 lần so với những loại khác. Giá thành của loại đá này khá đắt tuy nhiên nếu sử dụng để trang trí trong bể thủy sinh là một lựa chọn hàng đầu. Nếu được chiêm ngưỡng bể thủy sinh đã tiger bạn sẽ phải thốt lên vì vẻ đẹp mà nó mang lại.

đá tiger thủy sinh

Cách ghép đá tiger

Thông thường những khối đá tiger set bể thủy sinh được nối với nhau bằng dây rút nhựa. Để đảm bảo độ an toàn cho môi trường thuỷ sinh thì việc dùng dây rút nhựa an toàn hơn các loại keo dính có thành phần phức tạp.

Nhất thiết cần phải khoan lỗ trên đá để có thể bắt được dây rút nhựa đảm bảo an toàn và chắc chắn. Khi đã ướm những khối đá với nhau sẽ tìm được một vị trí khoan lỗ tốt vấn đảm bảo chắc chắn mà lại dấu được dây. Tuy nhiên mỗi viên đã hay nhánh lũa là một tác phẩm độc nhất chính vì vậy tốt nhất bạn nên bảo toàn sự nguyên vẹn của chúng.

Dây rút sẽ được nhét vào những lỗ khoan trên đá để có thể kết nối chúng lại với nhau. Để hai viên đá khớp và chắc chắn bạn cần ướm kỹ trước khi tiến hành khoan đá. Trong trường hợp dây rút ngắn thì bạn hãy nối thêm một sợi dây nữa bằng cách đảo đầu hai sợi dây.

Bể thủy sinh đá Tiger được giải IAPLC 2021
Bể thủy sinh đá Tiger được giải IAPLC 2021

layout đá tiger

Sau khi đã hoàn thành bể thủy sinh đá tiger, những phần thừa của dây sẽ được loại bỏ đi trước khi tiến hành trồng cây. Những phần còn lại nếu lộ ra thì cũng được những cây thủy sinh che đi.

Tuy nhiên việc ghép đá tiger trong bể thủy sinh theo cách này cũng có một vài nhược điểm như:

Dây rút nhựa dùng để ghép sẽ có độ mỏi nhất định, vì vậy nếu bạn bắt nó chịu đừng một tải trọng quá lớn thì sau một thời gian những viên đá sẽ bị xê dịch và nặng hơn là dây bị đứt.

Với những mỏm núi vươn dài, khi đó yêu cầu ghép từ 2- 3 viên đá vì vậy thực hiện phương pháp này rất khó vì như đã nên trên dây rút có độ mỏi nhất định.

Nếu bạn khoan quá sát mép thì đá tiger rất dễ bị nứt, vỡ. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng mũi khoan sắt hoặc bổ sung nước vào vết khoan.

Bể thủy sinh đá tiger đang được rất nhiều người trong giới thủy sinh yêu thích. Hy vọng những thông tin hữu ích trên của Thủy Sinh 4U sẽ giúp bạn ghép đá tiger để tạo nên một bể thủy sinh ấn tượng