Bộ môn chơi thủy sinh chắc chắn bạn đã nghe đến CO2 thủy sinh, vậy làm sao để chơi thủy sinh và tận dụng nguồn CO2 hiệu quả nhất.
Ngày hôm nay hãy cùng Thủy Sinh 4U tham khảo hệ thống CO2 chơi thủy sinh gồm những phần nào và làm sao để hiệu quả nhất nhé.
Check list cho hệ thống bơm co2 cơ bản:
- Bình co2 thủy sinh
- Bộ đình chỉnh co2 ( van điện) có tinh chỉnh
- Bộ đếm giọt
- Ống dây co2
- Van một chiều
- Thiết bị khuếch tán – sủi co2 , trộn Plant Care, lò trộn Co2
Hệ thống CO2
Gồm 3 phần chính cấu thành ( bình CO2, van điện, sủi co2/ trộn co2) – đây cũng là phần chúng ta có thể tập trung chi phí để mua những đồ chất lượng hơn là giải quyết các vấn đề phát sinh như rò rỉ khí, tốc độ bơm co2 không chính xác từ việc mua những đồ rẻ tiền. Và trước khi đọc thêm thông tin chia sẻ về CO2 thủy sinh bên dưới, bạn có thể tham khảo các Combo bình CO2 thủy sinh mà Thủy Sinh 4U đang cung cấp, chúng tôi chắc chắn những combo này là tốt và rẻ nhất thị trường.
Bình Co2
Đây là bình kim loại chứa Carbon Dioxine ( CO2) dạng nén. Có nhiều kích cỡ bình khác nhau tuy nhiên trung bình với 1 bể 40 gallons tương đương 152 lít, một bình co2 5 Lbs ( pounds) ~ 2,3 kg có thể duy trì trong khoảng 3-4 tháng sử dụng với tốc độ phun co2 tốt.
VD thực tế ở VN: 1 bình co2 MT3 – 3kg – có giá khoảng 550k – và chi phí đổi bình giao động từ 80-110k tùy nơi – không quá đắt. Do vậy việc đầu tư bình co2 là cần thiết nếu bạn muốn chơi cây. Nếu yêu cầu thẩm mỹ và an toàn hơn các bạn có thể sử dụng các bình co2 nhôm nguyên khối có giá từ 1-2tr / bình khí tùy cân nặng
Bộ điều chỉnh (Van điện)
Đây là thiết bị kiểm soát co2 phun ra thông qua một bộ điều khi cắm điện – đơn giản là bật và tắt khi cấp/ và không cấp điện. tốc độ dòng khí co2 được điều khiển thông qua một van tinh chỉnh nhỏ hơn để tối ưu nhất với bể. Thông thường có 2 đồng hồ áp suất đo – một đồng hồ chỉ áp suất bên trong bình co2 ( nhật biết là chỉ số PSI to hơn ) – khi trị số về 0 tức là bình đã hết khí. Và cái còn lại cho thấy áp suất đầu ra thường trị số rất nhỏ.
Ví dụ van điện MUFAN – đồng hồ trên cùng chỉ áp suất từ 0 – 10 Mpa – trong khi đồng nằm ngang chỉ từ 0-1 Mpa Trên thị trường có nhiều loại van điện – như MUFAN, ISTA, CHIHIROS, EHEIM, ADA … tùy vào túi tiền các bạn nên đầu tư 1 sản phẩm.
Thiết bị khuếch tán Co2 ( sủi/ trộn co2)
Từ bộ điều chỉnh chúng ta thường kết nối ống ra co2 với một thiết bị đếm bong bóng hay còn gọi là đếm giọt – dùng để ước tính tốc độ co2 vào bể – tiếng anh viết tắt là BPS ( bubble per second ) Các ống này sau đó nối với một thiết bị khuếch tán co2 theo 2 dạng:
- Dạng 1: khuếch tán phun co2 trong bể – sủi co2 hoặc trộn chữ T ( atomizer ) gắn vào đường ống nước đầu vào của bể.
- Dạng 2: Trộn Co2 ( CO2 REACTOR ) – phức tạp hơn khi cùng đưa co2 và nước đầu vào bể vào một thiết bị tại đây co2 được trộn đều theo dòng nước đưa vào bể
Tác giả khuyên bạn sử dụng trộn Plant Care hoặc trộn chữ T để có kết quả tốt hơn và thẩm mỹ hơn trong việc đưa co2 vào bể.
Để kiểm tra lượng co2 trong bể lấy 2 trị số pH/kH trước khi bơm co2 ( được gọi là giá trị cơ bản)
- Giá trị này rất quan trọng – để nhắm muc tiểu pH giảm bao nhiêu suy ra lượng co2 được bơm vào.
- Khi bắt đầu bơm co2 – độ pH của bể sẽ giảm xuống – khi một phần co2 được chuyển hóa thành axit carbonic H2CO3
- Lượng co2 đưa vào bể tốt nhất là từ 20-35ppm (mg/ lit) – có thể mất vài giờ để độ pH giảm hoàn toàn và ổn định – căn cứ vào đó ta có thể điều chỉnh đếm giọt (bps)
Việc đầu tư bộ đo kH và pH rất quan trọng với người chơi cá cảnh – vì giá trị đo đếm sẽ ra chính xác được lượng co2 hòa tan trong bể. Thông thường nếu kH từ 1-10 thì việc khi bơm Co2 vào bể pH giảm 1 độ – tức là lượng co2 hòa tan/ bão hòa là tối ưu với bể thủy sinh.
THỜI GIAN
Sử dụng bộ hẹn giờ để bật co2 vào bể trước khi bật đèn tối thiểu 1 tiếng – tốt nhất là 2 tiếng trước khi bật đèn – bởi thực vật bắt đầu quang hợp ngay khi có ánh sáng chiếu vào bể – do vậy việc có sẵn co2 hòa tan trong nước là một điều nên làm. Và tắt trước đèn 1 tiếng tùy thuộc vào thời gian chiếu sáng bể thủy sinh – nếu thời gian chiếu sáng liên tục <6h thì lời khuyên của tác giả là tắt co2 cùng với tắt đèn.
Đối với một bể mới setup – chu kì chiếu sáng 6h/ ngày có thể làm giảm khả năng lên rêu hại – tuy nhiên với bể đã trưởng thành, ổn định việc chiếu sáng liên tục 10h/ ngày cũng hoàn toàn k gây tác dụng phụ nào.