Hiểu về ánh sáng và chọn đèn thủy sinh phù hợp

Người đăng: Vũ Quang Hương | 15/06/2024

Ánh sáng hồ thủy sinh ảnh hưởng đến mọi thứ: Nó thể có tăng màu sắc thực vật, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng và kiểm soát rêu hại. Chúng ta cần xác định cường độ cũng như quang phổ đèn phù hợp và loại bỏ bớt những thuật ngữ khoa học xung quanh vấn đề này.

Ngày hôm nay, hãy cùng Thủy Sinh 4U tìm hiểu về chủ đề đèn thủy sinh và ánh sáng thủy sinh, giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này, từ đó có một lựa chọn tốt nhất cho bể thủy sinh của bạn nhé.

Hiểu rõ hơn về ánh sáng đèn thủy sinh

Không có một chủ đề nào chứa nhiều thông tin sai lệch và như ánh sáng bể thủy sinh/bể cá. Chúng ta lấy ví dụ có ý tưởng rằng 6500 Kelvin là phổ” lý tưởng”. Thế nhưng tác giả có thể trồng tốt ở mức 3600/4300k và 12000K ( ảnh minh họa)

Như vậy KELVIN không phải yếu tốt quyết định ánh sáng có phù hợp để trồng cây hay không. Nó đơn giản là đo màu sắc thị giác của ánh sáng đến mắt người quan sát.

Tuy nhiên các nhà sản xuất đèn khẳng định rằng 6500K giống như ánh sáng ban ngày và gắn mác “toàn phổ” cho ánh sáng, cả 2 luận điểm này đều không quan trọng cho trong việc chọn đèn.

Các thuật ngữ "Full dải quảng phổ/ Toàn phổ/ Full spectrum" – như một thuật ngữ “ tiếp thị” không liên quan đến việc cây phát triển tốt như thế nào.
Bất kì ánh sáng trắng nào cũng có thể được dán nhãn toàn phổ vì tất cả các ánh sáng màu trắng đều chứa các bước song ánh sáng RGB ( đỏ, lục, lam) theo mặc định.

Hơn nữa, người ta cũng có thể trồng cây dễ dàng mà không cần ánh sáng quang phổ đầy đủ.

3 yếu tố quan trọng để chọn đèn thủy sinh

Cường độ sáng – được đo bằng UMols PAR

PAR (Phóng xạ hoạt động quang hợp) là thước đo chính xác nhất về “ cường độ sáng/ sức mạnh” của ánh sáng với sự phát triển của thực vật – vì nó đo trực tiếp lượng sáng có sẵn cho quang hợp thực vật.

Lumens và Watts chỉ là cách tính ánh sáng lỗi thời và không chính xác. Ánh sáng phải tạo ra đủ PAR tới độ bề mặt lớp nền dưới đáy bể

Các Hướng dẫn được sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng thủy sinh như sau:

20 đến 30 umols

Ánh sáng yếu

  • Thích hợp cho các cây thủy sinh trồng sấp bóng như – ráy, Dương xỉ java, tiêu thảo và rêu
    Nếu bể bạn chơi các loại cây kể trên thì ánh sáng yếu giúp bể đỡ rêu hại hơn, tốc độ tăng trưởng chậm hơn và bảo trì tổng thể ít hơn.
~50 umols

Ánh sáng trung bình

  • Với lượng CO2 tốt bạn có thể trồng bất kì loại cây nào được bán trên thị trường. Nhưng có thể sẽ không tạo ra được màu sắc bắt mắt nhất với cây có màu ( ví dụ cây đỏ) – rất tốt cho cây thảm, cây nền – hầu hết các loại cây nền phát triển tốt với ánh sáng trung bình.
90+ umols

Ánh sáng cao

  • Tốt cho cây thủy sinh màu đỏ/ cây có màu. Cường độ sáng cao sẽ mang lại màu sắc rực rỡ hơn. Cho phép mật độ nuôi trồng cây cao hơn và hiệu ứng tự đổ bóng – tuy nhiên đòi hỏi phải kiểm soát tốt độ sạch của bể và sức khỏe của cây để tránh cách vấn đề rêu hại.

Sử dụng máy đo cho thấy bể thủy sinh này có 128 umols PAR. Các khu vực được tô bóng sẽ đo các giá trị thấp hơn. Các nhà sản xuất đèn thủy sinh thường sản xuất các bản nâng cấp để cho thấy lượng ánh sáng được tạo ra bởi một đơn vị ánh sáng ở độ sâu nước nhất định.

Bạn sẽ nhận được bao nhiêu PAR nếu có 8 đèn x 39w lên một bể 90x45x45 cm? Sẽ có khoảng hơn 200 điểm bằng các phép đo mét cải cách hành chính. Hầu hết các bể thủy sinh 90x45x45cm sẽ phát triển tốt với 1/2 số lượng ống T5 mà tôi đang sử dụng, 4 x 39w sẽ được dự kiến ​​sẽ cung cấp khoảng hơn 100 um PAR.

Nhược điểm của ánh sáng mạnh:

Đó là tăng cơ hội kích hoạt sự phát triển của rêu hại – điều này là thử thách lớn nhất với người bắt đầu chơi, và cách thông minh nhất là sử dụng ánh sáng yếu hơn và các loại cây cần sáng thấp ( cây sống trong bóng đổ)

Quang phổ màu sắc

Mục tiêu cần đạt đến là quang phổ cân bằng với sự nhấn mạnh vào màu đỏ và màu xanh lam ( RED & BLUES) – cách chính xác là nhìn vào biểu đồ quang phổ ( nếu có được nhà sản xuất cung cấp) nếu chỉ dựa vào Kelvin thì điều này thật sự tào lao. Phổ hoạt động tốt nhất là màu đỏ ( red) và xanh lam ( blues) đậm hơn – cải thiện độ tương phản của các và cây – kích thích cây màu đỏ khoe màu tốt hơn.

Lưu ý: Không nên sử dụng 1 thanh led đơn sắc trắng do thiếu phổ diots

Điều cuối cùng yếu tố quyết định chính là quang phổ phải làm hài lòng người chủ sở hữu bể khi ngắm. Bể cá/cây là nghệ thuật về thích giác và thể hiện màu sắc sao cho thẩm mỹ là điều cần thiết – để làm được điều này – đơn giản là GG search trực quan chiếc đèn mà bạn định mua. Sự giao thoa 2 màu đỏ và lam – R&B – sẽ tạo ra màu tím ( Purple) đây là lí do khi trồng cây đỏ/ bucep dưới đèn có khả năng tạo quang phổ này đạt cực đại lớn sẽ rực rỡ hơn với những đèn có cực đại R & B thấp hơn.

Độ lan tỏa

Điều quan trọng là sự phân bổ ánh sáng phải phù hợp với kích thích của bể. Do vậy tùy vào bố cục/ hardscape mà bạn có thể bố trí 1 – đến nhiều thanh led hay nhiều dãy bóng T5HO có khả năng cung cấp PAR tới mọi góc trong bể - không tạo quá nhiều bóng đổ để có một chiếc bể sinh động nhất.

Quang Phạm Lược dịch

Chat