Nếu đam mê thủy sinh, hẳn các bạn đã nghe qua về phong cách Iwagumi. Vậy phong cách Iwagumi là gì? vì sao lại có nhiều người yêu thích layout Iwagumi?

Hôm nay hãy cùng Thủy Sinh 4U tìm hiểu về phong cách Iwagumi, một phong cách layout thủy sinh cực đẹp có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Phong cách Iwagumi là gì?

IWAGUMI trong tiếng Nhật có thể hiểu với nghĩa là “đá hình thành” hay “tạo dựng đá”, hiểu một cách đơn giản thì nó có nghĩa là “ghép những khối đá lại để tạo thành bố cục IWAGUMI”.

Đây là phong cách được xây dựng và phát triển bởi ngài Takashi Amano, ông đã dày công nghiên cứu cách đây khoảng 30 năm trước, , áp dụng kỹ thuật làm vườn Iwagumi đưa vào thế giới thủy sinh mang một vẻ đẹp đơn giản những đầy mê hoặc.

phong cách layout iwagumi

Phong cách Iwagumi mang hình dạng đá táo bạo, sự đơn giản thanh lịch và tạo ra một khung cảnh thiên nhiên nhẹ nhàng. Lấy đá là điểm nhấn, là thành phần chính nỗi bật trong bố cục cho nên sẽ có hạn chế rất lớn trong việc chọn loại cây đi kèm, anh em chúng ta thường sẽ dùng trân châu nhật, trân châu ngọc trai hay trân châu cuba (khó), hoặc có thể sử dụng minifiss, cỏ ngưu mao chiên là phù hợp nhất.

Thiết kế và bộ cục cơ bản phong cách Iwagumi

Điểm độc đáo trong phong cách iwagumi đó chính là mỗi viên đá trong bố cục iwagumi đều có tên riêng và vai trò cụ thể trong thiết kế tổng thể, giúp phong cách này luôn luôn có điểm nhấn và bố cục rõ ràng:

  • OYAISHI

Là viên đá lớn nhất, mang tính thẩm mỹ cao nhất trong toàn bộ thiết kế, Oyaishi luôn được sử dụng làm tâm điểm cho bố cục.

Là trọng tâm chính của bể, Oyaishi thường khá góc cạnh và được đặt nghiêng để thể hiện dòng chảy, sự bào mòn của nước.

  • FUKUISHI

Fukuishi là hòn đá lớn thứ hai trong bể cá của bạn và tương tự như Oyaishi, nó cần có sự liên quan đến màu sắc thiết kế tổng thể.

Theo truyền thống, nó được đặt ở bên trái hoặc bên phải của Oyaishi. Fukuishi sẽ đóng vai trò cân bằng cho Oyaishi.

  • SOEISHI

Hòn đá lớn thứ ba, nhiệm vụ của nó là làm nổi bật vẻ đẹp của các hòn đá chính.

  • SUTEISHI

Những viên đá nhỏ còn lại trong bố cục, Suteishi còn được coi là “vật hy sinh.” Mặc dù Suteishi không bao giờ là một phần chính của bố cục nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng phần còn lại của thiết kế.

Bố cục phong cách iwagumi

Điểm khó khăn khi đi theo phong cách IWAGUMI

Phong cách Iwagumi nhìn qua, bạn có thể thấy nó đơn giản và dễ chơi, dễ setup hơn các phong cách khác, nhưng điểm khó của phong cách này đó chính là việc duy trì được bố cục. Ví dụ, sự bó hẹp trong chủng loại và số lượng động thực vật làm hạn chế nguyên liệu thiết kế của bạn.

Các loại cây được sử dụng trong phong cách Iwagumi thường là loại bám rễ rất sâu, khiến cho việc đảm bảo hệ thống dinh dưỡng và thay đổi cây trồng trở nên khó khăn.

Trọng lượng cũng là một nhược điểm trong phong cách này, do việc sử dụng đá, nên trọng lượng của bể rất cao, gây khó khăn nếu chúng ta cần di chuyển.

Tổng kết

Iwagumi là một phong cách thủy sinh theo mình nghĩ là rất ấn tượng. Để có thể đi theo phong cách này không hề đơn giản, bạn phải tìm hiểu, đọc qua hướng dẫn và tuân thủ những nguyên tắc chứ không hề tùy tiện được.

Bố cục Iwagumi vô cùng đơn giản, và những thứ đơn giản thường tồn tại rất lâu. Chính vì những điều đơn giản đó, nếu bạn không biết cách phối kết hợp hay có một con mắt nghệ thuật thì layout này sẽ rất dễ bị hỏng hay tạo cảm giác chán. Chính vì vậy, để tạo ra một bố cục Iwagumi đẹp phụ thuộc rất nhiều vào người setup ra layout đó.

bố cục iwagumi

Mong rằng những chia sẻ trên của Thủy Sinh 4U về phong cách Iwagumi có thể giúp các bạn hiểu hơn về phong cách thủy sinh này. Mong rằng mọi người có thể ủng hộ hay để lại ý kiến dưới phần comment để chúng mình hoàn thiện hơn sau này nhé.

Xin cảm ơn!

Nguồn: Tổng hợp internet.