Chắc hẳn các bạn chơi thủy sinh đều hiểu và biết được tầm quan trọng của đèn led thủy sinh rồi phải không. Đây là một sản phẩm phụ kiện không thể thiếu trong bể thủy sinh và nó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cây thủy sinh trong bể thủy sinh nhà bạn.

Mỗi một dòng đèn có một thiết kế và cách mix ánh sáng và màu khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung dễ nhận thấy đó chính là việc những hãng đèn đều có biểu đồ ánh sáng quang phổ đo lại khi thiết kế đèn. Và điều này sẽ ảnh hưởng thế nào tới bể thủy sinh và cây thủy sinh của bạn, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của biểu đồ này nhé. Và nếu bạn đang tìm cho mình một chiếc đèn tốt, hãy tham khảo của hàng của chúng tôi tại: Đèn led thủy sinh

Biểu đồ quang phổ đèn thủy sinh

Dễ nhận thấy khi đọc một mô tả một dòng đèn hãng nào đó, các bạn sẽ thấy một biểu đồ có dạng như sau:

Biểu đồ quang phổ đèn Chihiros WRGB
Biểu đồ quang phổ đèn Chihiros WRGB
Biểu đồ quang phổ đèn ADA
Biểu đồ quang phổ đèn ADA

Đây là một trong những thông tin khá quan trọng mà nhà sản xuất muốn gửi đến khách hàng, và thật sự thông tin mà biểu đồ này rất quan trọng với người dùng. Biểu đồ này thể hiện được thông tin mà tất cả những nhà sản xuất đèn thủy sinh hướng đến, đó là tối ưu hóa ánh sáng của đèn. Chính vì vậy, họ đầu tư rất nhiều thời gian nghiên cứu về cách kết hợp ánh sáng làm sao cho tốt nhất và từ đó gửi đến người dùng 1 biểu đồ quang phổ ấn tượng. Đây cũng chính là điểm ăn tiền nhất mà các dòng đèn hãng có thể làm được, còn các dòng đèn chế thì khó có thể làm được.

Ý nghĩa của biểu đồ quang phổ

Hôm nay, mình xin gửi đến mọi người bảng ý nghĩa biểu đồ quang phổ này, vì sao nó lại có những cột màu Blu, Green, Red, các con số có ý nghĩa gì.

  • Ánh sáng xanh dương (B) và ánh sáng đỏ (R) sẽ giúp cây thúc đẩy quảng hợp và phát triển tốt hơn, cùng với đó sẽ giúp tạo độ trong trẻo cho nước.
  • Ánh sáng xanh lá (G) và đỏ (R) làm cho màu sắc của cây xanh và lá đỏ tỏa sáng, giúp cây có thể tạo lên màu sắc ấn tượng hơn, tươi hơn, dậm hơn.

=> Nếu ba màu này hoạt động cùng một lúc, màu sắc trong bể cá sẽ sinh động hơn, cây cối phát triển hơn với một màu sắc tươi và ấn tượng. Ngoài ba màu cơ bản, các màu thứ cấp như màu vàng, đỏ tímxanh lục cũng xuất hiện sáng hơn nhiều hơn khi chúng ta sử dụng ánh sáng của đèn LED RGB.

Các màu sắc thứ cấp này đặc biệt được tạo ra để tôn lên màu sắc của các dòng cá cảnh từ đó nhấn mạnh màu của cá, và các bạn dễ thấy hơn rằng khi sử dụng các dòng đèn Led RGB cá của bạn sẽ có một màu sắc ấn tượng chứ không hề nhợt nhạt như dùng đèn trắng. Đó chính là vì các màu thứ cấp đã được tạo ra tốt hơn và ánh lên màu sắc của cá trong hồ thủy sinh của bạn.

Với tinh năng này, giúp ánh sáng rất hấp dẫn với những người chụp ảnh hồ cá. Mình không phải là người quá hiểu biết về chỉ số Wavelength được đo bằng đơn vị (nm) nanomet, nên sẽ khó giải thích và sợ có thể giải thích sai. Nếu mọi người muốn tham khảo thêm thông tin về chỉ số này, có thể tham khảo thêm các tại liệu trên internet nhé.

Câu hỏi Vì sao dùng đèn led trắng cá không lên màu ấn tượng” chắc cũng đã và đang có một lời giải thích hợp lý. Đó chính là việc các dòng LED trắng sẽ tái tạo các màu như XANH DƯƠNG, XANH LÁ, ĐỎ hay các màu thứ cấp giúp cá lên màu như MÀU VÀNG, TÍM…ít hơn, nên việc giúp cá lên màu sinh động có phần khó khăn hơn và từ đó tạo cảm giác nhợt nhạt.

Cây hấp thu ánh sáng như thế nào?

  1. Ánh sáng mặt trời chiếu mạnh nhất ở vùng xanh dương. Bước sóng ngắn này được cả cây lẫn tảo hấp thụ.
  2. Đa số các loại cây phản xạ lại ánh sáng xanh lục.
  3. Cây thủy sinh quang hợp mạnh nhất ở vùng ánh sáng đỏ từ 650-680nm.
  4. Cây không thể hấp thu ánh sáng trong vùng hồng ngoại 700-750nm

cây hấp thụ ánh sáng Nhiều cây thủy sinh cần chiếu sáng mạnh mặc dù chỉ một phần nhỏ ánh sáng được hấp thu trong quá trình quang hợp. Những vùng xanh dương và đỏ trong quang phổ là hữu dụng nhất. Màu của các vật thể mà chúng ta nhìn thấy chính là màu của ánh sáng phản xạ từ các vật thể đó; những màu còn lại trong phổ bị hấp thu hết. Đấy là lý do tại sao nước biển lại có màu xanh dương – bởi vì màu xanh dương chứa nhiều năng lượng và ít bị nước hấp thu. Cây chỉ hấp thu một phần ánh sáng mà chúng nhận được, tập trung vào một dải đặc biệt trên phổ ánh sáng và chỉ sử dụng những bước sóng nhất định, thường là những bước sóng sẵn có nhất. Khi ánh sáng chiếu qua nước, cường độ của nó bị suy giảm nhưng một số vùng của quang phổ lại xuyên qua một cách dễ dàng hơn.

Bước sóng ngắn chứa nhiều “năng lượng” hơn là bước sóng dài và sóng càng mạnh thì càng đi xuyên qua nước một cách nhanh chóng. Sóng ít năng lượng hơn đi xuyên qua nước chậm hơn và nhanh chóng bị hấp thu, vì vậy chúng không có nhiều ý nghĩa đối với cây thủy sinh ở một độ sâu nhất định. Ánh sáng năng lượng cao với các bước sóng ngắn (xanh dương và cực tím) không hề bị hấp thu một cách nhanh chóng, vì vậy cây thường nhận được nhiều ánh sáng xanh dương hơn là đỏ. Sắc tố quang hợp, tức diệp lục tố, được đa số cây dùng để quang hợp, chủ yếu “hút” ánh sáng xanh dương và đỏ, mặc dù ánh sáng đỏ ở tầm 650-675 nm được hấp thu một cách hiệu quả nhất.

Ánh sáng xanh dương được hấp thu ở mức độ tương đương với ánh sáng đỏ đơn giản bởi vì nó luôn sẵn có và dồi dào trong ánh sáng mặt trời, và đi xuyên qua nước dễ dàng hơn. Trong hồ thủy sinh, nguồn sáng nhân tạo lý tưởng nên cực đại ở vùng đỏ của quang phổ mặc dù nó có thể khiến cảnh quan trông không được như ý.

Nguồn sáng nhân tạo với phổ ánh sáng đỏ và xanh dương mạnh thường dễ chịu hơn đối với mắt người mà vẫn cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây. Nên nhớ rằng nguồn sáng xanh dương mạnh cũng kích thích sự phát triển của tảo, vì vậy hãy điều chỉnh để đạt được sự cân bằng giữa nguồn sáng đỏ và xanh dương.

Chiếu sáng không thích hợp là một nguyên nhân khiến tảo bùng phát trong hồ thủy sinh. Việc điều chỉnh cường độ và thời lượng chiếu sáng có thể giải quyết những vấn đề thông thường do tảo gây ra.

Nhiệt độ màu đèn thủy sinh

Tiện chia sẻ về biểu đồ quang phổ, có một thông số có rất nhiều người chơi thủy sinh quan tâm đó chính là nhiệt độ màu được tính bằng Kelvin (K). Có rất nhiều người chơi thủy sinh chưa hiểu rõ về chỉ số này và như thế nào là phù hợp, vậy nên mình cũng muốn chia sẻ thêm một số thông tin về chỉ số này.

  • Nhiệt độ màu càng thấp, ánh sáng của đèn sẽ càng tốt đỏ và nhiệt độ màu càng cao, ánh sáng sẽ càng có sáng xanh (B).
  • Nhiệt độ màu phù hợp cho cây thủy sinh trong bể tốt nhất là dưới 10.000K và tốt nhất là 6500K là nhiệt độ màu tốt nhất cho cây thủy sinh. Nhiệt độ màu cao hơn 10.000K sẽ là nhiệt độ màu thiên về màu xanh lam và phù hợp với các dòng thực vật, động vật biển.
  • Cây lá đỏ phải hấp thu nhiều ánh sáng xanh dương và xanh lục hơn và do đó cần được chiếu sáng mạnh hơn.
  • Lá cây xanh lục thích nghi với điều kiện chiếu sáng yếu và không đòi hỏi chiếu sáng mạnh.
  • Cây có lá màu xanh lục nhạt dường như không quang hợp một cách hiệu quả và thiếu chất diệp lục tố, nên cần chiếu sáng mạnh để bù đắp cho việc thiếu các tế bào diệp lục bên trong các tế bào.

Tổng kết

Qua bài chia sẻ này mình muốn mọi người có thể hiểu hơn về ý nghĩa của các biểu đồ quang phổ này, nó có tác động như thế nào tới bể thủy sinh. Mong rằng những thông tin này có thể giúp mọi người chọn được một dòng đèn thủy sinh tốt và phù hợp với yêu cầu của mình nhé. Và vốn kiến thức của mình còn hạn hẹp, nếu có gì sai mong mọi người có thể ủng hộ em bằng cách comment và chỉ ra các điểm sai nhé. Cảm ơn mọi người!