Cá Bút Chì là một loại cá vừa mang đến sự sinh động cho bể vừa xem như là công cụ giúp vệ sinh những rêu nhỏ làm sạch nước. Hãy cùng Thủy Sinh 4U tìm hiểu thêm và dòng cá rất hữu ích và là một trong số những dòng cá cảnh đáng nuôi và nên có trong bể thủy sinh nhà bạn.
Thông tin về cá Bút Chì
Ca Bút Chì Thái có tên khoa học là Crossocheilus Oblongus là loài cá họ Cyprinidae có nguồn gốc từ Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia. Ở Việt Nam, cái tên thông dụng hay được người chơi thủy sinh, cá cảnh gọi là "cá Bút Chì hay cá Bút Chì Thái"
Chúng có kích thước lên đến 15cm với hai màu sắc chủ đạo là đen và trắng, nhưng cũng có thể pha thêm một số màu khác. Đây là loài cá chuyên ăn rong, rêu, đặc biệt là rêu tóc. Chúng thích một bể cá rậm rạp nhiều gỗ lũa và đá, với nhiều cây thủy sinh để nó có thể thoải mái ăn rêu và trú ẩn trên các thân cây, cành lũa, hay khe đá. Loài thiên địch của rêu tảo này có khẩu vị rất đa dạng, chúng rất dễ tính trong việc lựa chọn thức ăn.
Cá Bút Chì có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm tươi và khô, thức ăn chính của cá Bút Chì Thái đó chính là những loại rêu nhỏ trong bể giúp nước trong sạch hơn. Vì vậy mà nó được ưa chuộng, phổ biến và hầu như bể cá cảnh nào cũng có.
Cá ăn các loại rêu gây hại, hạn chế rêu tảo phát triển nên giữ cho bể cá sạch sẽ hơn bao giờ. Nó vừa là loài làm cảnh sinh động cho bể vừa tác dụng dọn vệ sinh quả là hữu ích phải không ạ. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý là bổ sung đủ thức ăn cho cá, vì nếu không còn rêu tảo chúng sẽ đi phá hoại các cây thuỷ sinh như một bản năng sinh tồn vậy.
Đặc điểm của cá Bút Chì Thái
Ngoài đặc điểm là ăn rêu, tảo làm sạch bể cá Bút Chì Thái cũng có bề ngoài khá thú vị cho bể cảnh nhà bạn. Là loài cá có kích thước khá nhỏ nhắn, thon gọn khi trưởng thành dài từ 12- 14cm. Trên mình cá có một sọc đen duy nhất kéo dài từ thân đến hết đuôi và cộng với là một chiếc đầu nhọn, một thân hình thon thon. Có lẽ vì vậy mà nó được gọi là cá bút chì chăng.
Cá bút chì Thái có đặc tính hiền lành thường bơi lượn theo đàn. Kích thước cá khá nhỏ nên bạn có thể thả số lượng lớn hơn để làm sạch và tăng sự sinh động cho bể. Chúng thường bơi lượn khắp bể và vào đến các ngóc ngách nhỏ nhất để tìm kiến dong rêu.
Cách nuôi và chăm sóc
Để chăm sóc cá tốt nhất nên chú ý các đặc điểm về các yếu tố bên ngoài một cách kỹ lưỡng. Dưới đây sẽ là một vài điểm lưu ý giúp bạn tạo ra một môi trường chăm sóc và nuôi dòng cá Bút Chì tốt hơn.
- Cá Bút Chì Thái sống ở nhiệt độ nước thích hợp là từ 24 - 28oc.
- PH để cá sống tốt nhất là từ 6,5 – 7PH.
- Nếu muốn nuôi cá thành đàn thì nên chuẩn bị bể có kích thước lớn một chút để đem đến môi trường sống thoải mái nhất cho chúng và vì loài cá này còn có tập tính phân định lãnh thổ.
- Cá với thức ăn chủ yếu là tìm kiếm rêu, tảo ở trong hồ.
- Cần lưu ý bổ sung thêm cho chúng vì nếu hết thức ăn chúng sẽ phá hoại các bầu cây thuỷ sinh ngay.
Qua bài viết hy vong Thủy Sinh 4U có thể đem lại những thông tin cơ bản về loài cá Bút Chì gửi tới các bạn, giúp mọi người có thể nuôi và sử dụng cá Bút Chì như một nhà vệ sinh chăm chỉ, giúp tạo nên bể cá đẹp nhất bạn nên tham khảo thêm nhiều loại cá khác.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều dòng cá cảnh thủy sinh tại chuyên mục CÁ CẢNH của chúng tôi, ở đây có rất nhiều dòng cá cảnh khác có thể nuôi chung cùng cá Bút Chì đó ạ.
Khả năng tương thích: Cá bút chì Thái tính tình hiền và bơi theo đàn, chúng là dòng cá ăn tạp và rất thích ăn rêu tóc khi bị bỏ đói. Cá bút chì Thái bơi lượn khắp nơi, thường bơi ngược dòng chảy từ máy lọc, nằm cạnh nhau trên lá cây dưới ánh sáng, chúng bơi đi tìm rêu ở khắp nơi, nhưng lại sợ những hang hốc tối. Đôi khi cá bút chì Thái khá năng động, vậy nên đôi khi các bạn thấy cá bút chì nhảy ra khỏi hồ mà không có lý do. Có thể khắc phục bằng cách che miệng hồ bằng kính hoặc hạ thấp mực nước. Loài này có tập tính phân định lãnh thổ, do đó cần hạn chế số lượng vừa đủ trong hồ để tránh xung đột (tối đa 6 con cho hồ 100L nước).
Chế độ dinh dưỡng: Cá bút chì Thái là loài ăn tạp, thức ăn yêu thích của cá bút chì là các loài tảo bám và rêu. Cần cho chúng ăn thêm thức ăn viên hay thức ăn tươi sống để tránh cá ăn lá non của cây thủy sinh trong bể, lưu ý không nên cho ăn quá nhiều thức ăn công nghiệp bởi vì chúng sẽ lười dọn rêu hơn. Cá bút chì Thái càng lớn càng lười ăn rêu do khẩu vị của cá thay đổi theo độ tuổi cũng như một số loài cá ăn rêu khác. Hãy bỏ đói để chúng làm việc, không nuôi cá quá đông để tránh xung đột giữa các loại cá bút chì và đảm bảo được mức độ rêu tảo hại phục vụ chúng.
Sinh sản: Cá bút chì Thái được xem là loài cá có đặc tính sinh sản kì lạ so với các loại cá khác. Chúng nhảy lên mặt nước để đẻ trứng và bám trên các tán lá, một số ít cặp cá bút chì Thái có thể đẻ trứng khi nuôi trong nhà. Từng cặp cá bút chì Thái sẽ bắt cặp với nhau khi chuẩn bị vào mùa sinh sản.
Chúng nhảy lên khỏi mặt nước và gửi trứng vào phiến lá rủ gần đó chứ không giống loài cá khác đẻ con ở nơi kín đáo hoặc giấu trứng. Do con đực khỏe và có vây dài hơn, nên nó chính là người “đỡ” con cái nhảy lên và giúp con cái bám chặt vào phiến lá. Tuy vậy, con cá bút chì đực đực cũng rất phũ phàng, vì sau khi sinh xong trứng, nó không ngại ngần đuổi con cái đi. Sau đó, con đực sẽ tự trông trứng cho đến khi trứng nở, nó quanh quẩn trông chừng và liên tục cấp ẩm cho trứng bằng cách vẫy nước lên phiến lá.