Việc nuôi chung các dòng cá cảnh thủy sinh luôn là điều rất nhiều người chơi thủy sinh đau đầu tìm hiểu. Mình nhận thấy có rất nhiều Anh/Em trong hội thủy sinh có câu hỏi tương tự.
Và ngày hôm nay Thủy Sinh 4U sẽ gợi ý tới các bạn các loại cá cảnh nuôi chung với nhau trong hồ thủy sinh phù hợp và nuôi rất nhàn. Hồ cá thủy sinh nhà bạn sẽ trở nên đẹp hơn, sinh động hơn nhờ những bầy cá nhỏ bơi lượn trong hồ dưới đây:

Cá Tên Lửa

Cá Tên Lửa (tên khoa học Barbus denisonii), là loại cá thủy sinh có màu sắc rực rỡ, khi bơi lượn như một quả tên lửa phóng thẳng trông rất đẹp mắt, chúng còn có cái tên là cá Hồng Mi Ấn Độ. Cá có kích thước lớn so với các loại cá bầy đàn thả hồ thủy sinh khác nên khi chọn nuôi loại cá này, hồ cá phải có kích thước khá lớn.

Cá có nguồn gốc từ Ấn Độ, thích ăn rêu tảo có hại nên ngoài việc là cá cảnh đẹp mắt trong hồ thủy sinh, cá tên lửa còn đóng vai trò là “dọn dẹp” hồ cá trong sạch, an toàn hơn. Khi mới thả cá vào hồ mới, cá khó thích nghi nên thường búng nhảy khỏi hồ. Tương tự, lúc thay nước cũng nên cẩn thận.

Cá tên lửa
Cá tên lửa

Cá chuột Gấu Trức

Cá Chuột Gấu Trúc (tên khoa học Corydoras Panda) là dòng cá cảnh thủy sinh đang được người chơi thủy sinh rất quan tâm. Không những đẹp, chúng còn là một công nhân vệ sinh chăm chỉ. Hãy cùng THỦY SINH 4U tìm hiểu thông tin về cá Chuột Gấu Trúc. Trong tự nhiên sinh sống tại nhánh của những con sông lớn ở Trung và Nam Mỹ, chúng là loài cá ăn đáy hòa bình với kích thước nhỏ. Cơ thể cá Chuột Gấu Trúc chỉ có hai màu vàng và đen, với hai vệt đen ở mắt, gần khấu đuôi và trên vây lưng, có những nét tương đồng với loài Gấu Trúc, đó là nguồn gốc tên của loài cá này.

Cách nuôi cá Chuột Gấu Trúc sinh sản chưa được lưu lại cặn kẽ. Nhưng có lẽ tập tính sinh sản của chúng không có gì khác biệt so với các loại cá Chuột khác. Chúng là loài cá ăn tạp, do đó bạn cần có một chế độ ăn cân bằng giữa rau và thịt. Nếu không quá cầu kỳ, chúng có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn trên thị trường hiện có.

Cá chuột gấu trúc

Cá Neon (Neon Tetra)

Nói đến cá đàn thả hồ thủy sinh không thể không nhắc đến đàn cá Neon tuyệt đẹp. Cá neon còn được gọi là cá huỳnh quang vì sáng bóng đèn. Có nhiều loại, phổ biến nhất là cá neon xanh, đỏ, đen. Cá có nhiều dài dài nhất tầm 3 – 4cm và tuổi thọ trung bình khi được nuôi dưỡng tốt là khoảng 10 năm. Đàn cá neo trong hồ thủy sinh Cá neon sống tập trung ở Nam Mỹ, du nhập vào nước ta làm cá cảnh hồ thủy sinh những năm 1990.

Về căn bản, cá thủy sinh neon rất nhạy cảm với môi trường nước thường xuyên thay đổi hoặc ô nhiễm nên gây nhiều khó khăn khi chăm sóc. Khi nuôi cá trong bể, người chơi hồ thủy sinh nên hạn chế sự thay đổi như không nên xê dịch tiểu cảnh hồ thủy sinh, không trồng thêm cây thủy sinh, rong rêu hoặc thậm chí thay đổi ánh sáng sẽ làm thay đổi pH nước khiến cá dễ chết.

Những lưu ý khi nuôi cá neon mà người chơi hồ thủy sinh cần biết là cá neon khá nhỏ nên chúng phải sống theo bầy đàn (từ 6 – hơn10 con), dễ bị cá lớn vờn, ăn thịt nên khi nuôi trong hồ thủy sinh chỉ nên nuôi chung các loại cá cùng cỡ như cá mô ly, cá kiếm, cá tiểu hổ,… Đồng thời, tiểu cảnh trong hồ nên sắp đặt thêm các tảng đá, rặng san hô, khúc gỗ để bầy cá neon có nơi ẩn náu – một tập tính tự nhiên của cá.

cá neon
cá neon

>> Và nếu bạn cũng yêu thích dòng cá betta như mình, hãy cùng tham khảo bài viết này nhé: Bí mật nuôi cá Betta Koi Plakat khỏe mạnh

Cá Tam Giác

Cá Tam Giác (Trigonostigma heteromorphai) là một loại cá cảnh đẹp cho bể cá cảnh. Cá tam giác bơi thành từng đàn rất đẹp trong hồ thủy sinh. Cá tam giác là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh, tính hiền lành, thân thiện sống thành từng đàn.đặc biệt cá tam giác là loài cá dễ nuôi trong môi trường thủy sinh. Cá tam giác có một màu sắc rất là đẹp nên được nhiều người chơi thủy sinh ưa thích.

Chiều dài cá tam giác khi trưởng thành đạt 5cm, cá sống ở tầng nước giữa và mặt. Cá có màu sắc nổi bật khi nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với nhiều giá thể tạo bóng râm. Cá bơi thành đàn, nên thả tối thiểu 10 con hoặc nhiều hơn. Cá thân thiện thích hợp bể nuôi chung. Cá di chuyển nhanh và có thể khuấy động không gian của các loài ưa thích yên tĩnh. Bể cần có nắp đậy để tránh cá nhảy.

Cá tam giác
Cá tam giác

Cá sóc đầu đổ

Không phải ngẫu nhiên loại cá này được tên gọi là cá sóc (Rummynose Tetra hay còn gọi là Hemigrammus bleheri), bởi lẽ cá bơi rất nhanh, thoăn thoắt như con sóc truyền cành cùng với đầu cá một chỏm đỏ nên khi nuôi làm cá cảnh bầy đàn, cá sóc đầu đỏ luôn được người chơi hồ thủy sinh ưa thích. Trên thị trường phổ biến 2 loại là loại cá lớn (2.5 cm) và cá nhỏ (2cm).

Những con cá Sóc Đầu Đỏ là loài ăn tạp, chúng thường được thả trong bể thủy sinh, hoặc các bể sinh thái kích thước lớn. Ở đó chúng sẽ có điều kiện lý tưởng gần như môi trường sống trong tự nhiên để sinh trưởng và phát triển. Nên thả cá Sóc Đầu Đỏ trong một đàn có số lượng lớn hơn 6 con, bạn sẽ có một bức tranh thực sự ấn tượng cho ngôi nhà bạn.

sóc đầu đỏ
sóc đầu đỏ

Cầu Vồng Xanh

Cá Cầu Vồng Xanh (Melanotaenia praecox) là một trong số những loài cá cảnh khá hiền và tuổi thọ rất cao. Đây là một trong số những loài cá được rất nhiều người chơi thủy sinh và cá cảnh yêu thích vì lơp vẩy của chúng có tính phản quang khá đẹp và tương đồng với dòng cá neon. Đăc điểm nhận dạng của loài cá này chính là ở vây lưng đỏ, thân cá có màu xanh óng ánh, con đực có màu tươi sáng hơn con cái. Đây là một dòng cá ăn tạp từ trùng chỉ, bo bo … đến thức ăn viên, giáp xác nhỏ, ấu trung côn trùng.

cá cầu vồng xanh
cá cầu vồng xanh

Tổng kết

Trên đây là 6 dòng cá thủy sinh có thể nuôi chung trong hồ thủy sinh rất hòa thuận. Với tính cách hiền lành và là những loài cá hay bơi theo đàn, đây là những loài cá đã và đang được rất nhiều người chơi thủy sinh và cá cảnh nuôi trong bể thủy sinh của mình.

Bạn nghĩ sao về 6 dòng cá cảnh hiền có thể nuôi chung này, hãy để lại ý kiến hay những thắc mắc bên dưới nhé.

Nguồn: Sưu tầm