Cá Trâm thủy sinh là dòng cá cảnh nhỏ bơi đàn cực đẹp được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Dòng cá Trâm là dòng cá có thân hình nhỏ nhắn, nên được rất nhiều bác chơi thủy sinh bể mini và nano để bàn yêu thích và sử dụng rất nhiều. Ngoài ra cá Trân cũng là dòng cá không quá yếu, chỉ cần nước trong hồ ổn định thì cá Trâm có thể sống rất khỏe.
Hôm nay hãy cùng Thủy Sinh 4U tham khảo thêm về dòng cá Trâm, cùng nghiên cứu về tập tính, tính cách cũng như cách chăm sóc dòng cá này sao cho tốt nhất nhé.
Tổng quan về cá Trâm
Cá trâm tên khoa học Boraras urophthalmoides thuộc chi Boraras, cá trâm có vẻ ngoài nhỏ nhắn và thói quen bơi thành đàn tạo cho bể cá thủy sinh của bạn thêm phần bắt mắt.
Cá trâm là một loài cá trong chi cá trâm Boraras thuộc họ cá chép bản địa vùng Đông Nam Á, chúng phân bố rộng từ Thái Lan, Campuchia cho đến Việt Nam, ở Việt Nam chúng có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Môi trường đầm lầy và bụi thủy sinh rậm rạp. Wikipedia
Hình dáng cá Trâm
Cá trâm có vạch sẫm màu ở cạnh vây lưng điểm xuyết bởi viền cam/vàng tươi. Vây lưng và vây hậu môn của cá Trâm có những mảng sẫm mầu ở cạnh trước. Mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng nhìn kĩ bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy vây lưng và vây hậu môn ở cá đực cũng thể hiện màu đỏ nhạt hay cam.
Cá Trâm có kích thước khoảng 16mm và là một dòng cá cảnh được nói là khá nhỏ. Chính vì vẻ ngoài nhỏ nhắn, sắc màu rực rỡ đỏ xinh, cá trâm tạo điểm nhấn nổi bật trong bể. Ngoài ra kích thước nhỏ nên người ta hay nuôi chung cá Trâm chung với tép.
Những cá thể cá Trâm bình thường chỉ có kích thước 13mm nhưng có thể lớn hơn trong môi trường nuôi dưỡng. Cá Trâm nổi bật bởi màu nâu cam với vạch đen dọc thân và những đốm nhỏ ở gốc vây hậu môn và đuôi. Vạch sẫm màu ở cạnh vây lưng điểm xuyết bởi viền cam và vàng tươi.
Tập tính của cá Trâm
Cá Trâm là loại cá nước ngọt, thướng sống ở cánh đồng, chúng có thể men theo con nước trôi ra những dòng kênh, rạch, sông, suối lớn. Vì là dòng cá có kích thước nhỏ nên chúng thường có tập tính sống theo đàn nhiều con để có thể tự bảo vệ mình dưới kẻ thù, với số lượng có thể lên tới cả tỉ con tạo nên một hình khối đa sắc rực rỡ. Chính vì vậy cá Trâm thường được bày bán làm cá mồi trong các tiệm cá, bạn có thể dễ dàng mua số lượng lớn mà giá thành khá rẻ .
Khi di chuyển xuôi theo dòng kinh, cá trâm thường ém quân gần bờ, vì đây là loài cá rất nhỏ bé cho nên rất sợ dòng nước chảy xiết. Đối với loại cá đực, khi ở điều kiện thích hợp, cá đực sẽ tỏ ra hung hăng, màu của chúng trở nên đậm và bắt đầu cạnh tranh với nhau để chiếm một vùng lãnh thổ nhỏ.
Cách nuôi và chăm sóc cá Trâm
Cá Trâm là dòng cá nhỏ, vậy nên sức khỏe của dòng cá này không phải quá khỏe mạnh. Để có thể nuôi và chăm sóc dòng cá này thật tốt, chúng ta cũng cần chuẩn bị một bể thủy sinh, cá cảnh có môi trường thật tốt.
- Đảm bảo bể thủy sinh có đầy đủ hệ thống lọc.
- Mỗi tuần chỉ nên thay 20 đến 30% nước của bể nuôi cá Trâm
- Nhiệt độ từ 21 – 26 độ C.
- pH 6.0 – 7.5
- Chỉ số độ cứng 7.0 – 14 dGH.
- Người chơi cá cảnh thường nuôi cá Trâm chung với tép và những loại cá có kích cỡ tương tự.
Thức ăn của cá Trâm
Vì cá Trâm là dòng cá nhỏ, vậy nên chúng ta cũng sẽ phải lựa các dòng thức ăn có kích thước nhỏ để có thể chăm sóc dòng này. Ở một bài viết trước đó mình đã chia sẻ về các dòng thức ăn cực tốt cho cá cảnh, bạn có thể đón đọc thông tin này tại bài viết THỨC ĂN CÁ CẢNH để tìm hiểu thêm nhé.
- Các dòng cám cá như: Tropical Nanovit, Tropical Supervit, cám thái Inve….
- Các dòng thức ăn tươi như: Artemia, bo bo, trùn chỉ và trùn huyết.
- Ngoài ra các dòng thức ăn tảo cũng là một trong những sản phẩm rất tốt cho cá Trâm.
Cá Trâm sinh sản như thế nào?
Để có thể nuôi sinh sản cho dòng cá Trâm khá phức tạp, chúng không dễ như cá bảy màu hoặc cá betta, vậy nên để ép đẻ được cá Trâm cần rất nhiều kinh nghiệm hoặc môi trường phù hợp. Vào năm 1998, Brittan viết rằng một cặp cá trâm trưởng thành mạnh khỏe nên được thả vào hồ nhỏ lúc chiều tối với pH 6.5, độ cứng tổng dH 1-4 với nhiệt độ 24-28 độ C và trồng nhiều loại cây thủy sinh lá mịn. Sáng hôm sau chúng sẽ sinh sản, cá Trâm cái đẻ một ít trứng cực nhỏ và cặp cá không hề chăm sóc trứng. Chúng sẽ ăn trứng của chính mình nếu có cơ hội, vậy nên chúng ta cần tách cá bố mẹ ra khỏi trứng nếu cảm thấy không an toàn.
Qua những chia sẻ trên đây, bạn thấy cách nuôi một đàn cá trâm không quá khó đúng không nào. Giá cả trâm khá rẻ nên bạn có thể mua được một đàn cá trâm với số lượng lớn. Hãy nhanh tay trang trí cho mình một bể cá thủy sinh nhiều màu sắc và đẹp mắt với những chú cá trâm xinh xắn nhé!
Câu hỏi thường gặp
Cá Trâm có ăn tép con không?
- Cá Trâm là dòng cá nhỏ, vậy nên chúng sẽ không phải là kẻ thù của tép, tuy nhiên các con tép con vẫn có thể là thức ăn của cá Trâm nếu chúng quá đói hoặc số lượng lớn.
Cá Trâm mua ở đâu?
- Bạn có thể mua được cá Trâm tại rất nhiều cửa hàng cá cảnh thủy sinh gân bạn,
Cá Trâm giá bao nhiêu?
- Cá Trâm thường có mức giá là 40.000/100 con.