Cá Thần Tiên Kim Sa vây dài là một trong những dòng cá Thần Tiên đẹp được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Đây là một dòng cá có thân hình thướt tha và bộ vây dài uyển chuyển cùng bộ vẩy óng ánh khiến bao người chơi cá cảnh mê mẩn. Như một bài viết trước đó mà chúng mình đã có chia sẻ đến mọi người về dòng cá Thần Tiên, hôm nay hãy cùng Thủy Sinh 4U tham khảo về dòng cá Thần Tiên Kim Sa vây dài này nhé.
Thông tin về cá Thần Tiên Kim Sa
Cá Thần Tiên Kim Sa là dòng cá sống chủ yếu ở cùng nước ngọt nhiệt đới. Dòng cá này có sức sống khá mạnh mẽ và thường sống thành đàn, giúp chúng có thể lương tựa và bảo vệ nhau. Chính tập tính này của chúng khiến bơi thành từng đàn rất đẹp trong bể thủy sinh của bạn.
Dòng cá này có lớp vẩy màu bạc óng óng như kim xa và phần lưng có màu vàng đỏ, bộ vây khá dài cả phần vây trên, dưới và râu của chúng mang đến độ thướt tha cho dòng cá này.
Con đực thường có đầu gù hơn con cái và kích thước sẽ lớn hơn con cái.
Cách nuôi cá Thần Tiên Kim Sa
Cá Thần Tiên Kim Sa cũng có tập tính khá giống những dòng thần tiên mà trước đó mình có chia sẻ với mọi người. Một vài chỉ số dưới đây sẽ giúp mọi người có thể tham khảo để nuôi dòng cá này tốt nhất ạ.
Bể nuôi cá
Vì dòng cá Thần Tiên Kim Sa là dòng cá thần tiên có kích thước khá lớn, vậy nên bể nuôi cá cũng cần có kích thước đủ lớn để dòng cá này phát triển tốt. Bể nuôi tốt nhất cho dòng cá này là từ 90cm trở lên, với dung tích khoảng 150 lít nước. Mỗi em cá Thần Tiên Kim Sa sẽ sống tốt trong khoảng 20 đến 30 lít nước để chúng có đủ không gian sống và phát triển.
Dòng cá này theo cảm nhận của mình là dòng cá khá nhát và hay giật mình, vì vậy bạn nên nuôi cá ở những nơi yên tĩnh để giúp cá thoải mái và không bị strest, điều này sẽ giúp cá có thể phát triển tốt nhất.
Cá Thần Tiên Kim Sa là dòng cá khá nhạy cảm với nước, bạn nên tạo một môi trường nước thật tốt. Thay nước khoảng 20% đến 30% nước trong bể và có thể dùng các chế phẩm giảm sốc nước cho cá như Stress Coat hoặc Seachem Prime để giúp cá an toàn mỗi lần thay nước.
Môi trường nước
Môi trường nước là cực kỳ quan trọng, đây là yếu tố tiên quyết giúp cá có thể sống khỏe. Để đảm bảo được điều này bạn cần giữ môi trường nước có những chỉ số sau:
- Độ pH: Từ 5-8
- Nhiệt độ: 19 - 28 độ C
- Tds: 80 - 300
Nhiệt độ nước lý tưởng để nuôi cá thần tiên là từ 22 tới 26 độ C, độ ph từ 6.0 tới 8.0, đây sẽ là chỉ số môi trướng nước tốt nhất cho cá Thần Tiên.
Thức ăn cho Thần Tiên Kim Sa
Phần lớn cá Thần Tiên Kim Sa được lai tao đều ăn cám là chính, các bạn có thể sử dụng các dòng thức ăn dạng cám cho cá thủy sinh đến từ các hãng lớn như: JBL, Tetra hay Tropical là những hãng thức ăn khá lớn trên thế giới và có chất lượng cao, đảm bảo dinh dưỡng cho cá thủy sinh có thể phát triển.
Ngoài ra bạn có thể mua các dạng thức ăn tươi như trùn chỉ, giun, trùng huyết... để cho cá Thần Tiên Kim Sa ăn. Đây là các dạng thức ăn rất tốt giúp cá phát triển toàn diện và lên size nhanh nhất. Các dòng thức ăn tươi mặc dù rất tốt, nhưng mọi người nên cho ăn hạn chế để đảm bảo chất lượng nước, ngoài ra bạn cũng nên vệ sinh các dòng thức ăn tươi thật tốt để đảm bảo thức ăn luôn sạch đảm bảo cho hệ tiêu hóa của cá.
Các bện thường gặp ở cá Thần Tiên
- Bệnh nấm trắng: Đây là bệnh khá phổ biến ở các dòng cá nhiệt đới, mặc dù nó không quá nguy hiểm nếu phát hiện và chữa kịp thời, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không để ý đến cá khi nhiễm bệnh này. Và thân hình của dòng cá này lại màu trắng nên bệnh này càng khó phát hiện hơn. Hãy lưu ý vào mùa lạnh để phát hiện kịp thời.
- Bệnh xuất huyết: Là một bệnh rất phổ biến do vi khuẩn, biểu hiện là thân hình cá sẽ có những cục và đường gân màu đỏ.
- Tuột nhớt: Tuột nhớt là một dạng bệnh cực phổ biến của dòng cá này. Khi cá yếu, thay đổi môi trường, thay đổi pH sẽ khiến cá bị tuột nhớt và là tiền đề cho rất nhiều bệnh sau này như thối mang, thối thân....
Cá Thần Tiên sinh sản
Bạn có thể phân biệt cá Thần Tiên Kim Sa đực và cái ở phần đầu và thân hình, thường cá đực sẽ có phần đầu u to hơn so với cá cái, và thân hình cũng lớn hơn cá cái.
Cá Thần Tiên thường sinh sản khi có kích thước vào khoảng 3 đến 4 ngón tay, chúng sẽ thường bắt cặp với nhau và giao phối. Cá đẻ trứng lên bề mặt của lá, lũa hoặc một bề mặt có độ nhám để giữ trứng chắc chắn bên trên.
Cá khi sinh sản cần tách riêng để đảm bảo an toàn cũng như giảm việc cá ăn trứng khi cảm thấy nguy hiểm.