Cá Pleco, một trong những dòng cá cảnh được rất nhiều người chơi thủy sinh sắn đón. Đây là một trong số những dòng cá cảnh đẹp và có giá trị khá cao. Hôm nay, hãy cùng Thủy Sinh 4U tham khảo về dòng cá cảnh này nhé, và tìm hiểu cách để có thể nuôi và chăm sóc dòng cá cảnh này tốt nhất.
Thông tin về cá Pleco
Cá Pleco (cá lau kính) là một loài cá trong họ cá da xùLoricariidae thuộc bộ cá da trơn. Tại Việt Nam chúng còn gọi là cá tỳ bà, nhiều người còn gọi vui nó là cá “mặt quỷ”. Cá lau kính có tên tiếng Anh là suckermouth catfish, hay còn được gọi là janitor fish, giới buôn bán cá cảnh gọi chúng là “pleco”. Wikipedia
- Tên khoa học: Hypostomus plecostomus
- Bộ: Bộ Cá da trơn
- Lớp cao hơn: Hypostomus
- Họ (familia): Loricariidae
- Loài (species): H. plecostomus
- Giới (regnum): Animalia
Cách nuôi và chăm sóc cá Pleco
Ở nước ta số lượng người ít chơi cá pleco còn ít do yếu tố địa lý và giá trị của dòng cá này, nhưng dòng cá này lại khá phổ biến với người chơi thủy sinh trên thế giới. Loài cá này có tuổi thọ trung bình cao lên tới 10- 15 năm, ở tự nhiên tuổi thọ chúng còn cao hơn nhiều. Vì ở Việt Nam ít người nuôi loại cá này nên Cách nuôi cá pleco là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn có ý định nuôi chúng thì hãy dành một chút thời gian để tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Môi trường hồ nuôi
Đây là loài cá nhiệt đới Nam Mỹ nên dải pH phù hợp nhất là 6,5- 7,5 và nhiệt độ mát từ 25- 28 độ C. Cá Pleco có thể phát triển khá lớn, có những con đạt đến kích thước 60cm. Hồ nuôi cá pleco nên hạn chế tối đa những thiết bị bằng nhựa vì trong hồ nuôi loại cá này sẽ mút trầy. Cũng nên hạn chế những đá lũa sắc cạnh vì chúng rất dễ làm cá bị thương.
Cá pleco thải ra rất nhiều phân nên bạn cần trang bị một hệ thống lọc mạnh trong hồ. Nếu bạn có ý định nuôi nhiều thì hãy sử dụng tràn dưới.
Chế độ ăn của cá pleco
Cá pleco có những loại thích ăn tạp, ăn mặn hay ăn chăn. Trong quá trình nuôi chúng bạn nên chú ý cho pleco ăn nhiều thực vật. Loài cá này rất háu ăn chính vì vậy mà chúng có thể ăn mọi thứ với xuống đáy hồ. Một số thức ăn như cà rốt, bí đỏ và dưa leo cũng thích hợp làm thức ăn cho cá pleco.
Bạn nên hạn chế tối đa những loại thức ăn đạm không tốt cho hệ tiêu hóa của chúng như tim bò. Nếu ăn thì cho ít và thi thoảng mới nên cho ăn.
Những loại cá nuôi chung
Bạn có thể nuôi chung nhiều loại cá pleco khác nhau trong bể, chỉ trừ một vài loại đặc biệt. Cá size to hay nhỏ cũng có thể nuôi chung được. Đôi khi chúng có thể tranh giành thức ăn và lãnh thổ với nhau nhưng những con còn nhỏ vẫn có khả năng kiếm thức ăn tốt.
Bể cá pleco cũng có thể nuôi chung cùng nhiều loài cá khác nhưng đa số những người chơi chỉ nuôi chuyên pleco.Tuy nhiên không nên nuôi nhiều loại cá giữ cùng vì chúng sẽ tranh giành thức ăn của pleco. Một vài con ở tầng giữa và tầng mặt sẽ giúp dọn thức ăn trôi nổi rất hiệu quả và mang đến cảm giác an toàn khi pleco bơi trên đầu. Tuy nhiên không nên nuôi chúng cùng rùa vì rùa lớn sẽ táp vây của cá pleco còn những con rùa nhỏ sẽ bị loài cá này mút mai.
Tập tính của cá Pleco
Cá Pleco có thói quen sống trong những hốc, hang, đây là nơi khiến chúng cảm thấy an toàn. Nhưng con cá khỏe mạnh sẽ chiếm đóng những chiếc hang lớn làm nơi chú ngự và làm tổ, khi có con cá khác đến hang, chúng sẽ phản ứng khá gay gắt.
Nếu bạn thấy con nào bơi tuốt lên cao bám kiếng suốt ngày là nó không tìm ra nhà sợ bị mấy con khác đánh nên trốn lên đó. Vì pleco thường chỉ ở đúng nơi nó chọn nên nuôi lâu bạn sẽ biết con nào nằm ở đâu, điểm danh rất dễ.
Pleco là một trong số những dòng cá khá dạn người, chúng sẽ ùa ra ăn nếu chúng cảm thấy an toàn. Và bạn cũng đừng quá lo lắng nếu bạn cho ăn mà chúng không chịu ra nhé, đây cũng là phản ứng khá thường thấy của những dòng cá này.
Các bênh thường gặp của cá Pleco
Bệnh hay gặp nhất của pleco là bệnh bỏ ăn. Vô hồ mới mà không hoà nhập được môi trường, stress không kiếm ăn cứ nằm đó lâu ngày bám kiếng nó sẽ bị teo ruột chết. Chúng ta cần chuẩn bị hồ có môi trường nước tốt, đủ chỗ ẩn nấp, cá hết stress dạn dĩ mau hoà nhập. Còn trường hợp bạn mua trúng con còi sẵn thì khó cứu.
Khi pleco bám kiếng hay nằm nghiêng bạn nên chú ý quan sát bụng nó có bị lép không. Nếu môi trường nước xấu thì pleco cũng dễ bị nấm, lở chỗ vết thương đánh nhau. Ăn đồ ăn không tốt hoặc nhiều đạm quá sẽ có thể gây sình bụng, tuy nhiên pleco khá khoẻ, thường thì nó nhịn ăn vài ngày sẽ tự khỏi.
Cá pleco rất ít nuôi tại Việt Nam nên những thông tin về chúng không quá nhiều. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách nuôi loài cá này, mong rằng những thông tin của Thủy Sinh 4U về dòng cá Pleco này sẽ giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức về dòng cá này và có thể nuôi và chăm sóc dòng cá Pleco tốt nhất.